CHIA SẺ

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

CÁCH CHĂM SÓC CÂY VÚ SỮA BƠ HỒNG ĐỂ CHO THU HOẠCH TỐT

Từ khi cây được 3 tuổi thì Vú Sữa Bơ Hồng sẽ bước vào thời kỳ cho thu hoạch. Vì thế, cách chăm sóc Cây Vú Sữa Bơ Hồng lúc này cần chuyển sang giai đoạn khác, giai đoạn chăm sóc để thu hoạch cho hiệu quả.


Cách chăm sóc Cây Vú Sữa Bơ Hồng

Để chăm sóc Cây Vú Sữa Bơ Hồng giai đoạn này, Bà con nhà vườn cần chú ý các điểm sau đây:

Chăm sóc Cây Vú Sữa Bơ Hồng thu hoạch hàng ngày

Tủ gốc giữ ẩm cho Cây Vú Sữa

Như Bà con đã biết rễ Vú Sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. Vì vậy, Bà con cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm cho đất. Bà con chú ý nên tủ cách gốc để tránh sâu bệnh tấn công.

Làm cỏ và trồng xen vào khu Cây Vú Sữa 

Bà con nên tiến hành việc làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh. Đến năm thứ tư trở đi, khi tán cây rộng dần Bà con giảm công làm cỏ. Để giảm bớt công làm cỏ và tưới nước, trong các năm đầu Bà con nên dùng rơm rạ phủ gốc và trồng xen một số cây ngắn ngày khác để tăng nguồn thu nhập.


Tủ gốc giữ ẩm cho Cây Vú Sữa Bơ Hồng

Bồi bùn cho gốc Cây Vú Sữa

Hàng năm, Bà con cần bồi bùn vào mô trồng. Bà con nên phơi khô bùn sau khi vét mương rồi bồi vào mô. Bà con lưu ý công việc bồi bùn cần tiến hành thường xuyên hàng năm, ngay cả khi cây đã lớn và sau khi định hình được mương liếp hoàn chỉnh.

Tưới tiêu Cây Vú Sữa Bơ Hồng thời thu hoạch quả

Để Cây Vú Sữa phát triển nhanh hơn, Bà con cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong những năm đầu. Nếu Vườn Cây Vú Sữa chưa có hệ thống đê bao ngăn lũ thì Bà con phải bố trí hệ thống thoát nước tốt vì Cây Vú Sữa không có khả năng chịu ngập úng.

Đặc biệt, giai đoạn cây ra hoa và mang trái Bà con chú ý tưới nước thường xuyên 2–3 ngày/ lần giúp cây ra hoa , đậu trái tốt hơn.

Cách chăm sóc Cây Vú Sữa thu hoạch cho hiệu quả

Tỉa cành, tạo tán cho Cây Vú Sữa

Hàng năm, sau khi thu hoạch Bà con phải vệ sinh vườn bằng cách tỉa bỏ những cành mọc đứng trong tán, cành gãy, cành sâu bệnh, cành khô, già cổi , cành phụ yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất. Bà con tỉa thấp lại cành chính khống chế chiều cao của cây không quá 4–4 , 5m để tiện chăm sóc và thu hoạch sau này.

Xử lý đối với Cây Vú Sữa quá già cỗi

Lúc cây cho lá nhỏ, trái nhỏ, chậm ra nhánh mới; để trẻ hóa vườn Cây Vú Sữa này cần cưa bỏ từ 30–60% số cành để cây phát triển cành mới , số cành mới phát triển sẽ cho trái lớn hơn, tốt hơn vào các vụ sau. 


Bón phân cho Cây Vú Sữa Bơ Hồng thời cho trái

Bón phân cho Cây Vú Sữa Bơ Hồng thời cho trái

Từ năm thứ tư sau khi trồng, Cây Vú Sữa bắt đầu cho trái với năng suất cao và ổn định do vậy lượng phân bón cho cây cũng tăng dần lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây.

Bà con bón 2 – 3 kg hỗn hợp gồm Urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 ( hoặc 20 – 20 – 15 ), với tỉ lệ 11; chia làm 4 lần bón trong năm bón vào lúc cây ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng.

Cây Vú Sữa Bơ Hồng từ năm thứ 5 sau khi trồng, Bà con nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: sau khi thu hoạch làm gốc để cây chuẩn bị ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 6 năm đến trên 20 năm